Đón nhận Osho

Osho thường được coi là một trong những nhà lãnh đạo tinh thần gây nhiều tranh cãi nhất xuất hiện từ Ấn Độ trong thế kỷ XX.[217][218] Thông điệp của Osho về tự do tình dục, tình cảm, tinh thần và thể chế, cũng như niềm vui thích của ông khi tạo ra các chủ đề gây tranh luận, khiến cả cuộc đời của ông luôn đi kèm với các tranh cãi.[196] Osho được biết đến với biệt danh "đạo sư tình dục" ở Ấn Độ, và "đạo sư đi Rolls-Royce" ở Hoa Kỳ.[191] Ông đã tấn công các khái niệm truyền thống về chủ nghĩa dân tộc, công khai bày tỏ sự khinh bỉ đối với các chính trị gia, và mỉa mai chế giễu các nhân vật hàng đầu của các tôn giáo khác nhau, đến lượt những người này lại thấy sự kiêu căng của Osho là không thể chịu nổi.[219][220] Những giáo lý của ông về tình dục, hôn nhân, gia đình và các mối quan hệ đã mâu thuẫn với các giá trị truyền thống và gây ra nhiều giận dữ và phản đối trên khắp thế giới.[221] Phong trào của ông đã bị ghê sợ và kinh tởm rộng rãi như một cuồng giáo. Osho đã được quan sát với cuộc sống "xa hoa đến mức đáng ghê tởm", trong khi những đệ tử đi theo ông hầu hết đã cắt đứt mối quan hệ với bạn bè và người thân bên ngoài, hiến tất cả hoặc phần lớn tài sản và tiền của họ cho công xã, và sống đơn giản chỉ ở mức "tự cung tự cấp".[98][222]

Đánh giá của các học giả tôn giáo

Các đánh giá học thuật về công trình của Rajneesh thường khác nhau và thường xuyên mâu thuẫn. Uday Mehta đã chỉ ra những sai sót trong việc giải thích Thiền và Phật giáo Đại Thừa của Osho: "những mâu thuẫn đáng kể và sự không thống nhất trong giáo lý của Osho" nhằm "khai thác" sự "thiếu hiểu biết và dễ tin" của thính giả.[223] Nhà xã hội học Bob Mullan đã viết vào năm 1983 về việc Osho đã "mượn các chân lý, nửa sự thật và thỉnh thoảng xuyên tạc từ những truyền thống tâm linh vĩ đại... giáo lý thường là nhạt nhẽo, không chính xác, giả dối và rất mâu thuẫn."[224] Hugh B. Urban cũng cho rằng các giáo lý của Osho không có gì độc đáo hay đặc biệt sâu sắc và kết luận rằng phần lớn nội dung của nó đã được vay mượn từ các triết lý phương Đông và phương Tây.[172] Mặt khác, George Chryssides đã tìm thấy việc mô tả giáo lý của Osho như một "sự kết hợp" của những giáo lý tôn giáo khác nhau là không đúng bởi vì Osho "không phải là triết gia nghiệp dư". Nêu ra nền tảng học vấn của Osho, Chryssides đã tuyên bố rằng "Dù người nghe có chấp nhận giáo lý của Osho hay không, thì Osho cũng là người có trình độ trong việc truyền đạt ý tưởng của người khác."[218] Ông đã mô tả Osho chủ yếu như là một người giảng dạy Phật giáo, phát huy một hình thức độc lập của "Beat Zen"[218] và xem các khía cạnh không có hệ thống, mâu thuẫn và thái quá của giáo lý Osho như là phương thức tạo ra sự thay đổi trong con người, chứ không phải là các bài thuyết trình triết học nhằm hiểu biết về góc độ trí tuệ của chủ đề.[218]

Tương tự như vậy đối với việc Osho kết hợp phong trào phản văn hoá phương Tây và phong trào tiềm năng con người, mặc dù Mullan thừa nhận rằng tầm nhìn và trí tuệ của Osho là siêu việt,[224] và nhiều tuyên bố của Osho rất có chiều sâu và lay động lòng người,[225] ông cảm nhận được "sự kết hợp của những ý tưởng chống văn hoá và hậu phản biện văn hoá" này tập trung vào tình yêu và tự do, sự cần thiết phải sống trong hiện tại, tầm quan trọng của bản thân, cảm giác "ổn thỏa", sự huyền bí của cuộc sống, cách sống vui vẻ, trách nhiệm của cá nhân đối với số mệnh của họ, và sự cần thiết phải buông bỏ bản ngã, sợ hãi và tội lỗi.[226] Đối với Mehta, sức thu hút của Osho đối với các đệ tử phương Tây dựa trên các thí nghiệm xã hội của ông, tạo ra mối liên hệ triết học giữa truyền thống guru phương Đông và phong trào phát triển phương Tây.[217] Ông coi đây là một chiến lược tiếp thị để đáp ứng mong muốn của các khán giả.[172] Urban cũng xem giáo lý của Osho như là nỗ lực phủ nhận sự phân đôi giữa ham muốn tinh thần và vật chất, phản ánh sự ám ảnh về cơ thể và các đặc điểm tình dục của văn hoá tiêu dùng tư bản cận đại phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thời đại Osho sống[227].

Peter B. Clarke đã xác nhận rằng hầu hết những người tham gia phong trào cảm thấy họ đã có tiến bộ trong việc tự hiện thực hóa theo định nghĩa của nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslowphong trào tiềm năng của con người[65]. Ông tuyên bố rằng phong cách trị liệu Osho nghĩ ra, với thái độ tự do về tình dục như là một phần thiêng liêng của cuộc đời, đã chứng tỏ có ảnh hưởng trong số những người hành nghề trị liệu và những nhóm phong cách new age[228]. Tuy nhiên, Clarke tin rằng động cơ chính của những người tìm kiếm tham gia phong trào là "không phải là liệu pháp hay tình dục, mà là triển vọng trở nên giác ngộ, theo nghĩa của Phật giáo cổ điển".[65]

Vào năm 2005, Urban đã thấy rằng Osho có thái độ "phấn khởi rất đáng chú ý" sau khi trở lại Ấn Độ, đặc biệt là trong những năm kể từ khi Osho qua đời, ông mô tả Osho là một minh họa mạnh mẽ cho những gì F. Max Müller, cách đây hơn một thế kỷ, gọi là "vòng tròn trên toàn thế giới, qua đó, giống như dòng điện, tư tưởng phương Đông có thể chạy về phương Tây và tư tưởng Tây phương quay trở về phương Đông"[227]. Clarke cũng lưu ý rằng Osho đã được coi là "một bậc thầy tâm linh quan trọng trong chính quốc gia Ấn Độ", người "ngày càng được công nhận là một bậc thầy tâm linh chính của thế kỷ XX, đi đầu trong xu thế tâm linh dựa trên sự chấp nhận thế giới hiện nay dựa trên sự tự phát triển cá nhân".[228]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Osho http://www.enlightenedbeings.com/pdf/life_of_osho.... http://findarticles.com/p/articles/mi_m0SOR/is_n1_... http://www.hindu.com/mp/2006/09/23/stories/2006092... http://www.indianexpress.com/news/bending-towards-... http://timesofindia.indiatimes.com/articleshow/286... http://nl.newsbank.com/nl-search/we/Archives?p_pro... http://www.nytimes.com/1981/11/13/movies/life-at-a... http://www.oregonlive.com/rajneesh/index.ssf/2011/... http://www.osho.com/ http://www.osho.com